Xuất bản thông tin

null Nông dân áp dụng phân hữu cơ trên diện tích canh tác

Chi tiết bài viết Tin tức

Nông dân áp dụng phân hữu cơ trên diện tích canh tác

Trong vài năm trở lại đây, mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng hữu cơ an toàn đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nông sản. Mô hình này đang được thực hiện tại huyện Tân Hồng có hiệu ứng tích cực cho nền nông nghiệp huyện nhà, không chỉ mang lại hiệu quả trên dơn vị canh tác mà còn từng bước thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường, trong điều thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội của Huyện Tân Hồng phát triển, hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, an toàn và thân thiện với môi trường.

Trước đây, ông Trần Văn Khá, ngụ ấp An Tài, xã An Phước, huyện Tân Hồng thường sử dụng phân bón hoá học cho cây lúa. Nhưng ở vụ Hè thu năm 2022, ông đăng ký với HTX Dịch vụ Nông dân Phước Lộc tham gia mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trùn quế trên diện tích 3,6 ha. Điều đáng chú ý, lúa phát triển tốt, bộ lá xanh, ít sâu bệnh, hạn chế rất nhiều tình trạng vỏ chai, bao thuốc bảo vệ thực vật vứt bỏ tràn lan trên đồng ruộng. Ông Khá nói: “Trong chương trình của BVTV khuyến khích bà con làm phân hữu cơ, từ hôm sạ tới nay lúa được 10 ngày rồi, diện tích này chỉ bón lót 16kg phân trùn quế lúa lên rất tốt đẹp, thêm nữa là sản phẩm hạt gạo làm ra sau này sạch đẹp, ăn rất tốt, bảo vệ môi trường an toàn hơn”.

            Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ được thực hiện trên diện tích 50ha của 19 hộ nông dân HTX Dịch vụ Nông dân Phước Lộc. Để mô hình đạt hiệu quả, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Huyện tập huấn kỹ thuật canh tác lúa theo hướng hữu cơ, hướng dẫn làm đất, cày trục và gieo sạ, đồng thời cử cán bộ kỹ thuật ra đồng cùng nông dân giám sát, quản lý, diễn biến từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Anh Nguyễn Văn Tiến, tham gia mô hình trên diện tích 1,2ha cho rằng: “HTX Phước Lộc đề nghị mình làm phân hữu cơ quy trình lúa bền vững, nông dân ở đây rất đồng tình ủng hộ thực hiện, vì bảo vệ cho đồng ruộng mình, an toàn sức khỏe, bước đầu mình xài hữu cơ trùn quế thấy rất là nhẹ phân, so với thời điểm mọi năm mình phải bón trước 5kg URê, nhưng thời điểm này lúa mình vẫn tốt  không có bópn URê, Mình rãi phân hữu cơ mình bảo vệ nguồn nước, thủy sản luôn, vì rãi hữu cơ rất tốt cho môi trường, an toàn cho sức khỏe người mình nữa”.

Đây là vụ lúa đầu tiên HTX dịch vụ nông nghiệp Phước Lộc, xã An Phước thực hiện mô hình, được chương trình hỗ trợ 50% lúa giống và 50% phân bón hữu cơ. Việc áp dụng phân hữu cơ trùn quế trên đồng ruộng sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng chất khoáng và vi sinh vật cho đất, nhất là cải tạo đất tốt hơn đối với những diện tích canh tác nhiều vụ trong năm. Ông Đỗ Cao Chiếm, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Huyện Tân Hồng cho biết:“Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp triển khai mô hình SRP cánh đồng trọng điểm xã An Phước, mô hình này triển khai với quy mô 50ha, mục đích của mô hình SRP là sản xuất lúa gạo bền vững, đây là bộ tiêu chí rất lớn khoảng 46 tiêu chí sản xuất lúa gạo. Để đạt được tiêu chí này, Trung tâm triển khai từng bước thực hiện quan nhiều năm, bên cạnh Trung tâm đưa sản xuất hữu cơ lồng ghép vào xem như năm đầu tiên triển khai mô hình SRP đây là bước chuyển đổi sản xuất lúa hữu cơ. Năm thứ hai trên mô hình SRP này chúng ta chuyển đổi sản xuất hữu cơ, năm thứ ba là thực hiện sản xuất lúa hữu cơ, đến năm 2025 huyện Tân Hồng có khoảng 70ha sản xuất lúa hữu cơ, quy mô triển khai 50 ha tại cánh đồng trọng điểm xã An Phước và 20ha còn lại phối hợp với Cty Thành Chào lúa hữu cơ. Hai diện tích này hợp tác với Cty Thành Chào để tiêu thụ sản phẩm làm ra. Khi đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ. Song song quá trình sản xuất 3 năm này, Trung tâm xây dựng mã số vùng trồng cho khu vực này để khi đạt tiêu chuẩn rồi lúc đó có mã số vùng trồng, lúc đó sẽ phối hợp các công ty, doanh nghiệp tiêu thụ lúa hữu cơ, xuất đi trong và ngoài nước”.

            Hướng đến một nền nông nghiệp xanh và bền vững là xu thế, bởi không chỉ góp phần tạo ra những sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe con người, đồng thời giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trên đơn vị canh tác, mà về lâu, về dài sẽ là hướng canh tác sản xuất bền vững. Ngoài hiệu quả kinh tế mang lại, còn tác động lớn về mặt môi trường và xã hội./.

BT: Kim Lệ + Ảnh: Thùy Dung