Xuất bản thông tin

null Mô hình nuôi heo khép kín cho thu nhập khá

Chi tiết bài viết Tin tức

Mô hình nuôi heo khép kín cho thu nhập khá

Chăn nuôi theo mô hình khép kín an toàn sinh học vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường, đang là cách làm giàu của nông dân Tống Tấn Quản, ngụ ấp Công Tạo, xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, là nông dân sản xuất kinh doanh nhiều năm liền của địa phương.

Bằng sự say mê tìm tỏi học hỏi cùng với chịu khó làm ăn, nên anh Tống Tấn Quản, ngụ ấp Công Tạo, xã Bình Phú, huyện Tân Hồng đã thành công với mô hình chăn nuôi heo khép kin, sản phẩm đầu ra ổn định, mỗi tháng 100 con heo do Công ty Cổ phẩn GREENFEED Việt Nam thu mua. Anh Quản chia sẻ: Tham gia đi xuất khẩu lao động bên Malaysia, sau 3 năm tích lũy kinh nghiệm cộng với số vốn hiện có anh trở đầu tư nuôi heo kết hợp với nuôi cá, làm ruộng...Để nâng dần chất lượng đàn heo, xuất ban được giá cao, năm 2017 gia đình đầu tư mở rộng quy mô và thực hiện nuôi heo khép kín. Điểm khác biệt giữa mô hình là con giống đạt chất lượng và có kiểm soát chất lượng của thú y, không chỉ chủ động từ khâu con giống, nguồn thức ăn đạt chất lượng, mà còn phải thực hiện các quy trình kỹ thuật chăm sóc an toàn. Những năm qua, đàn heo của gia đình anh luôn tăng trưởng và phát triển tốt. Từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ban đầu, đến nay gia đình anh đã xây dựng mô hình quy mô khá lớn, số lượng lên đến trên 300 con thịt và 30 con giống. Anh Tống Tấn Quản cho rằng: Sau đi xuất khẩu lao động trở về, mình cũng học được một số kinh nghiệm bên nước bạn nên mình chăn nuôi, mình thực hiện mô hình chăn nuôi khép kin để tạo nguồn thực phẩm sạch an toàn cung cấp ra thị trường. Nói chung, chăn nuôi khép kín rất là an toàn, nuôi heo mau lớn, đạt chất lượng, trọng lượng heo cũng tăng lên, mình nuôi trong vòng  90 ngày sẽ có thể xuất bán được”.

          Ngoài thu nhập chính từ mô hình heo, anh còn tận dụng chất thải để nuôi cá, mỗi năm thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Bên cạnh, còn xây dựng hầm bioga chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đồng thời tạo nguồn khí đốt giúp gia đình tiết kiệm chi phí trong sử dụng gas đun nấu. Chị Trần Thị Đặc, ngụ ấp Công Tạo, xã Bình Phú nói: Tôinuôi heo theo mô hình truyền thống, nấu tấm, xắt rau cho heo ăn, tôi nuôi 4 đến 5 tháng mới xuất chuồng bán được. Như mô hình của chú Quản mình cũng ham lắm nhưng mình chưa có vốn đầu tư, mô hình nuôi heo của chú Quản 3 tháng, 3 tháng ngoài là xuất bán thấy cũng ham, chừng nào mình có vốn cũng làm theo như mô hình của chú Quản”.

Đồng hành cùng với mô hình, Hội Nông dân xã Bình Phú còn giúp anh Tống Tấn Quản tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội Huyện để phát triển mô hình, đồng thời cùng với ngành chuyên môn Huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật, hội thảo và đi tham quan thực tế mô hình nuôi heo công nghệ mới trong và ngoài tỉnh, nhằm giúp người chăn nuôi tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm để áp dụng hiệu quả hơn. Ông Võ Văn Chên, Chủ tịch Hội Nông dân Xã Bình Phú cho biết: “Về phía Hội Nông dân xã đồng hành cùng với mô hình chăn nuôi heo khép kín của nông dân Tống Tấn Quản, nhằm giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn chăn nuôi từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Đến thời điểm này, mô hình nuôi heo công nghệ cao của nông dân Tống Tấn Quản đã mang lại hiệu quả, vợ chồng anh sẳn sàng chia sẻ kinh nghiệm mà mình đạt được trong thời gian qua, để giúp bà con có nhiều kiến thức áp dụng vào nuôi heo như mình mang lại hiệu quả”.

Thành công bước đầu từ quá trình xây dựng mô hình chăn nuôi heo theo quy trình khép kín, an toàn, anh Tổng Tấn Quản là tấm gương sáng tiêu biểu cho nông dân tại xã trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, mạnh dạn chuyển đổi mô hình để làm ăn nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần cùng với địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội./.

BT: Kim Lệ + Ành: Thùy Dung