Xuất bản thông tin

null Nông dân Tân Hồng trồng cây màu chịu hạn trong vụ Hè thu

Chi tiết bài viết Tin tức

Nông dân Tân Hồng trồng cây màu chịu hạn trong vụ Hè thu

Nắm bắt được dự báo của ngành chuyên môn: Trong năm nay, nhất là vào màu khô tình hình thiếu nước bơm tưới trong sản xuất có nguy cơ xảy ra cao. Để chủ động, nông dân huyện Tân Hồng đã mạnh dạn chuyển đổi các mô hình trồng màu chen canh tăng vụ, đồng thời còn cải tạo độ màu mỡ cho vùng đất xám pha cát thuộc các vùng gò trong trong huyện. Ngoài diện tích gieo trồng trên 900ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu xanh, cây bắp, mè, dưa hấu và rau dưa các loại, thì trong vụ Hè thu này cây mè, đậu phộng và khoai lang dinh điền lại là loại cây màu được nông dân xã Bình Phú trồng nhiều và mô hình này không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn một số dịch bệnh trên cây lúa.

Trên cánh đồng trồng 7 công khoai lang Dinh điền của ông Nguyễn Văn Dũng– ngụ ấp Gò Da – xã Bình Phú đang phát triển tốt, khoảng 1 tháng nữa cho thu hoạch, thương lái đến đặt mua 5.500đ/kg, sau khi trừ đi các khoản chi phí thu lãi trên 4 triệu đồng/công. Ông Dũng cho biết: trồng khoai lang dinh điền trên vùng đất pha cát này rất phù hợp, nhẹ công chăm sóc, thu lợi nhuận cao hơn trồng lúa, nhất là trong sử dụng lượng nước tưới ở thời điểm nắng nóng khô hạn hiện nay, đặc điểm vùng đất thuộc vùng gò cao sản xuất 03 vụ trong năm, để tăng vòng quay, tạo độ màu mỡ cho đất, nhất là tăng lợi nhuận kinh tế trên cùng đơn vị canh tác, nên gia đình trồng 01 lúa – 02 màu, nếu so sánh cây khoai lang với cây lúa hoặc với các cây màu khác thì cây khoai lang có lợi hơn nhiều. Ông Nguyễn Văn Dũng còn cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa Đông xuân xong thì tiến hànhcài xới lên líp để vun khoai để tiết kiệm nước tưới trong mùa khô hạn, đồng thời cải tạo độ màu của đất, trồng mùa chịu hạn khoảng 5 hay 10 ngày mình mới tưới nước, còn trồng lúa thì độ nước chạy phải đủ, ở đây bà con trồng  2 vụ lúa- 01 vụ màu hay 2 vụ màu – 01 vụ lúa, trồng chen canh như vậy để cải tạo đất cho nó xốp ở các vụ sau trồng sẽ  trúng nhiều hơn”.

Là vùng đất pha cát nên rất thích hợp với các loại cây màu chịu hạn tốt như mè, khoai lang, đậu phộng, bắp... nên nông dân Tân Hồng đã  mạnh dạn mở rộng và tăng diện tích trồng màu, nhằm tiết kiệm được nước tưới, phân bón ở vụ Hè thu khi thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay. Với diện tích 7 công trồng đậu phộng của anh Trần Ngọc Minh, ngụ ấp Gò Da, xã Bình Phú hiện đang phát triển tốt, khoảng hơn 1 tháng nữa cho thu hoạch.Anh Minh nói: “Trồng cây màu như cây đậu phộng này hấp thụ lượng nước rất là ít, vùng đất này so làm lúa thì bơm nước không chịu nổi đâu, mình làm màu nữa tháng hay 20 ngày mới bơm một lần, chủ yếu bơm cho ước đất thôi, bơm tráng qua, so nước làm đậu phộng với lúa thì chiếm tỷ lệ khoảng 20% so với lúa”.

Do đặc thù vùng đất ở Tân Hồng có nhiều  khu vực gò cao, đặc biệt là  vào những thời điểm nắng nóng khô hạn, lượng nước trên các tuyến kênh rạch bị cạn, gây khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp của nông dân, vì vậy, khi Ngành chuyên môn khuyến cáo việc chuyển đổi cây trồng trong vụ này được nhiều nông dân đồng tình thực hiện, nhất là khoai lang và cây  đậu phộng được người dân chọn là cây chủ lực, so với các loại cây màu khác, ngoài năng suất đạt cao cho lợi nhuận kinh tế thì thời gian sinh trưởng của loại cây trồng này ngắn, thị trường tiêu thụ rất hấp dẫn, giá cả ổn định không như các loại cây trồng khác. Hơn nữa là: loại cây đậu phộng chịu hạn rất tốt, ít sử dụng nước bơm tưới phục vụ, vì loại cây này rất thích hợp cho sự phát triển tại vùng đất pha cát thuộc khu vực gò cao như Tân Hồng. Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp &PTNT Huyện Tân Hồng cho biết: “Theo dự báo thì năm nay tình hình hạn hán rất cao nên nông dân tuânt hủ theo khuyến cáo, đặc biệt hiện nay trên địa bàn huyện gieo trồng trên 900ha, tập trung mè, đậu phộng bắp... đây là loại cây có ít ảnh hưởng đến lượng nước tưới, người dân chăm sóc rất tốt. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cử Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cùng với bà con ra đồng, thường xuyên theo dõi hướng dẫn kỹ thuật cũng như có hỗ trợ tìm đầu ra cho bà con nông dân”.

Những năm gần đây, thay vì canh tác lúa vụ Hè thu, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Hồng chuyển sang chọn màu có giá trị kinh tế cao như cây mè, khoai lang, đậu phộng, bắp...để sản xuất nâng cao thu nhập đã trở thành cây trồng thay thế lúa hiệu quả trong vụ Hè thu. Để hỗ trợ cho nông dân thực hiện hiệu quả mô hình, đòi hỏi Ngành nông nghiệp huyện và các ngành liên quan sẽ có định hướng sản xuất gắn với thị trường, đồng thời hỗ trợ về kỹ thuật, giống và bảo quản cho nông dân./.

BT: Kim Lệ + Ảnh: Chí Dũng