Xuất bản thông tin

null Nghị lực vương lên của phụ nữ vùng biên

Chi tiết bài viết Tin tức

Nghị lực vương lên của phụ nữ vùng biên

Bằng chính nghị lực, không đầu hàng với số phận của mình, luôn nỗ lực phấn đấu vượt qua những trở ngại, hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống để vươn lên, chị Võ Thị Thu Nga và chị Bùi Thị Lợi thấu hiểu và cảm thông luôn đồng hành sẻ chia, giúp đỡ những chị em nghèo và người khuyết tật, để họ không còn tự ti mặc cảm và làm đẹp cho đời.

Lam lũ với ruộng vườn, tích góp tiền của từ các nghề làm thuê làm mướn để lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn và nên người, chị Võ Thị Thu Nga, ngụ ấp Rọc Muống, xã Tân Công Chí đã thu về quả ngọt sau bao nhiêu năm tảo tần, vất vả. Hai người con trai lớn tốt nghiệp đại học Công nghệ thông tin và Tài nguyên Môi trường được Công ty cử sang làm việc ở Philippines và tỉnh Bình Dương, còn 02 người con trai kế đang theo học trường đại học Công an nhân dân và Quân sự. Chi Nga nói: Vợ chồng hồi đó cũng khổ lắm, lo cho con ăn học, hiện 2 đứa đã học xong đi làm rồi, còn 2 đứa đang năm thứ nhấtnăm thứ hai, bây giờ cuộc sống vợ chồng tương đối ổn định, tham gia cùng với địa phương xây dựng nông thôn mới, giữ gìn vệ sinh môi trường, làm hàng rào, cột cờ, trồng hoa, ngoài ra ở địa phương chị em nào hoàn cảnh khó khăn thì vợ chồng nhiệt tình giúp đỡ để các chị vươn lên như mình”.

            Không còn tự ti, mặc cảm và không cho mình là gánh nặng của gia đình, xã hội nữa, chị Bùi Thị Lợi, ngụ ấp Rọc Muống, xã Tân Công Chí đã khẳng định chính mình, thông qua việc làm từ chính đôi bàn tay của chị. Chị Lợi cho biết: Là người khiếm thị, chị chưa bao giờ khuất phục vì hoàn cảnh, chị chăm chỉ học nghề và dạy nghề bó chổi bông cỏ cho 10 người khiếm thị ở địa phương, với mức thu nhập từ 50.000 đến 60.000 đồng/ngày. Sản phẩm làm ra được nhiều Công ty may mặc trong và ngoài tỉnh đặt hàng. Ngoài ra, chị còn thành lập cơ sở xoa bóp từ thiện để phục vụ bà con. Vừa qua, chị Bùi Thị Lợi còn tham gia hội thi khởi nghiệp do Huyện tổ chức, với Dự án “Bó chổi bông cỏ” đã vào vòng chung kết và được Ban Tổ chức trao giải tiêu biểu vượt khó trong phong trào khởi nghiệp. Chị Lợi còn tâm sự: “Là người khiếm thị em không muốn làm gánh nặng cho gia đình và xã hội, cho nên em cố gắng đi học nghề, vừa giúp bản thân mình không còn tự ti mặc cảm là gánh nặng cho gia đình, em còn giúp và tạo việc làm cho cô chú đây để có cuộc sống ổn định hơn. Vì nNgười mù mà lúc nào cũng nghỉ là gánh nặng cho gia đình và xã hội, rất là tự ti mặc cảm, nhưng khi có việc làm ổn định rồi thì em và cô chú không còn tự ti nữa, số tiền kiếm không được nhiều nhưng chính đôi bàn tay của mình để làm kiếm sống thì rất là vui”

            Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh nhưng bằng khả năng và nghị lực của mình, tấm gương của chị Bùi Thị Lợi, chị Võ Thị Thu Nga luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên, thắp sáng cho cuộc sống bằng chính nghị lực của mình. Trong 5 năm qua, toàn huyện Tân Hồng có trên 600 chị em phụ nữ điển hình, biểu dương, đạt danh hiệu Phụ nữ xuất sắc được Đảng, Nhà nước và Hội cấp trên khen thưởng, góp phần cùng với chính quyền địa phương thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bà Lâm Ngọc Trinh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Hồng cho biết: “Đây là 02 trong những gương phụ nữ vươn lên thoát nghèo, gương chị Lợi phụ nữ khuyết tật vươn lên trong cuộc sống. Tấm gương của hai chị rất là tốt, khuyến khích, tạo động lực để chị em để mà đều vươn lên trong cuộc sống. Trong thời gian tới, Hội LHPN  huyện sẽ tiếp tục đồng hành và thực hiện các mô hình như: mô hình những hộ khá giúp hộ nghèo, mô hình tiết kiệm hùn vốn, hỗ trợ vốn cho chị em chăn nuôi, trồng trọt, mua bán nhỏ để chị em vươn lên trong cuộc sống thời gian tới”.

 Mặc dù vẫn còn những khó khăn nhất định, nhưng với sự hỗ trợ của Hội LHPN các cấp và nghị lực phấn đấu vươn lên trong cuộc của chị em phụ nữ đã trở thành điểm sáng trong phong trào hoạt động Hội.

BT: Kim Lệ + Ảnh: Thùy Dung