Xuất bản thông tin

null Tân Hồng: Cải cách hành chính huyện giai đoạn 2021 - 2030

Trang chủ Tin hoạt động

Tân Hồng: Cải cách hành chính huyện giai đoạn 2021 - 2030

Trong những năm qua, huyện Tân Hồng luôn xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, đột phá. Để tiếp tục thực hiện công tác CCHC giai đoạn 2021 -2030, Huyện đề ra mục tiêu và xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ người dân, doanh nghiệp; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số; nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện các Chỉ số: CCHC (PAR INDEX), Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện (PAPI), Hài lòng của cá nhân, tổ chức về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước (SIPAS) và Chuyển đổi số cấp huyện; qua đó, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của Huyện nhanh và bền vững.

 Phấn đấu hằng năm Chỉ số CCHC (PAR INDEX) tăng 5% so với năm trước hoặc nằm trong tốp 5 của Tỉnh. Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp Huyện (PAPI) tăng 5 điểm so với năm trước hoặc nằm trong tốp 5 của Tỉnh. Chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước (SIPAS) hằng năm trên 90%. Đến năm 2025 huyện Tân Hồng  nằm trong tốp 5 huyện, thành phố có Chỉ số chuyển đổi số tốt nhất của tỉnh và đến năm 2030 nằm trong tốp 3 huyện, thành phố của tỉnh (trường hợp có thứ hạng tốt hơn so với mục tiêu này thì tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu cao hơn).

Quang cảnh Hội nghị triển khai

Giải pháp được đặt ra trong giai đoạn 2021 - 2030, đó là: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc triển khai CCHC từ UBND Huyện, Chủ tịch UBND Huyện đến các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Huyện và UBND xã, thị trấn và chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Kế hoạch trong phạm vi quản lý của mình; xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác; mỗi cơ quan, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công rõ trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch. Gắn việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC hàng năm với đánh giá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Coi trọng công tác thi đua, khen thưởng trong CCHC. Bên cạnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin để mọi cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp nhận thức đúng, hiểu đúng, thực hiện đúng tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội. Hình thức, nội dung tuyên truyền CCHC của Đảng, Nhà nước với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Tăng cường sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp trong việc giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của các cơ quan hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Sử dụng các biện pháp cụ thể để phát huy dân chủ, thực hiện quyền giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính, như: Tăng cường lấy ý kiến, khảo sát sự hài lòng của người dân đối với việc xây dựng thể chế, chính sách, đánh giá ý thức, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức; lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công là thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.

Đ/c Mai Văn Siêng - Chủ tịch UBND huyện chủ trì Hội nghị

Bố trí đủ nguồn tài chính và cán bộ, công chức, viên chức có năng lực xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao năng lực nghiên cứu và công tác tham mưu, đề xuất chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn giúp UBND Huyện tổ chức thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ CCHC. Ưu tiên bố trí đủ nguồn lực tài chính để triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn liền với các chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, đưa ra khỏi bộ máy hành chính những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với Nhân dân.

Tạo động lực cải cách bên trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng nhiều biện pháp như: Đề cao trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ; quan tâm đến nâng cao quyền lợi của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng chính sách lương, thưởng thoả đáng; đổi mới phương thức đánh giá cán bộ, công chức, viên chức dựa trên kết quả công việc; cơ chế, chính sách khuyến khích về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực và tạo cơ hội thăng tiến, phát triển cho những cá nhân có năng lực, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo trong thực hiện CCHC.

Đổi mới phương pháp theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC; thường xuyên khảo sát sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp bằng nhiều hình thức phù hợp, trên các nội dung quản lý nhà nước như: ban hành cơ chế, chính sách pháp luật; tổ chức thực thi pháp luật; cung cấp dịch vụ công... của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, truyền thông trong khảo sát trực tuyến cá nhân, tổ chức để cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục, kịp thời về tình hình phục vụ của các cơ quan hành chính đến UBND Huyện và chính quyền ở địa phương.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số trong hoạt động của cơ quan hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính.

BT: Kim Lệ + Ảnh: Thuỳ Dung