Xuất bản thông tin

null Hội nghị tập huấn hòa giải ở cơ sở

Chi tiết bài viết Tuyên truyền

Hội nghị tập huấn hòa giải ở cơ sở

Thực hiện Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc tập huấn nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở năm 2020. Sáng ngày 24 tháng 6 năm 2020, Sở Tư pháp đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở đối với đơn vị huyện Tân Hồng.Đến dự có ông Phạm Văn Phong - Phó Giám đốc Sở Tư pháp; ông Nguyễn Văn Trung - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh; bà Huỳnh Thị Phương Thịnh - Phó Trưởng phòng PBGDPL Sở Tư pháp cùng các đồng chí là cán bộ, công chức của Phòng PBGDPL Sở Tư pháp.

Về phía huyện Tân Hồng có ông Trịnh Văn Tuấn - Trưởng phòng Tư pháp; bà Đặng Ngọc Nam – Phó Trưởng phòng Tư pháp và các công chức chuyên môn của phòng đã đến dự. Đối tượng tập huấn gồm các đồng chí là Tổ trưởng Tổ Hoà giải và Thư ký Tổ hoà giải có khoảng 70 đồng chí tham dự.

Tại buổi tập huấn, ông Phạm Văn Phong - Phó Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo chuyên đề về Pháp luật hoà giải ở cơ sở; Thủ tục công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở. Ông Nguyễn Văn Trung - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh báo cáo chuyên đề về Kỹ năng trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn. Bà Huỳnh Thị Phương Thịnh - Phó Trưởng phòng PBGDPL Sở Tư pháp báo cáo chuyên đề và Kỹ năng hoà giải ở cơ sở và thảo luận một số vấn đề mà đại biểu quan tâm.

Phần thảo luận, có nhiều đại biểu ý kiến xoay quanh những vấn đề liên quan đến công tác hoà giải ở cơ sở. Thông qua đó, Ban tổ chức đã trả lời những ý kiến của các đại biểu, đa số đều thống nhất cao với việc giải trình của Ban tổ chức. Đặc biệt Ban tổ chức cũng đã có những phần quà trao cho các đại biểu có ý kiến đóng góp thật sôi nổi trong buổi hội nghị tập huấn.

Đây là một trong những nội dung rất quan trọng liên quan đến công tác hoà giải ở cơ sở. Thông qua đó, cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức pháp luật cho đội ngũ Hòa giải viên ở cơ sở, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, tuyên truyền pháp luật và tăng cường trách nhiệm trong việc theo dõi việc thực hiện kết quả hòa giải thành; hướng dẫn các bên thực hiện việc yêu cầu Tòa án nhân dân công nhận kết quả hòa giải thành, phát huy vai trò của hòa giải viên trong việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Do đó, đội ngũ hoà giải viên cần phải được tiếp cận một số nội dung cơ bản trong công tác hòa giải ở cơ sở, như: Nắm rõ nội dung, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và yêu cầu cụ thể của các bên. Xác định tính chất của tranh chấp, lựa chọn văn bản có liên quan để vận dụng vào việc giải quyết. Gặp gỡ từng bên tranh chấp để hòa giải, kết hợp với việc giải thích pháp luật, giúp họ nhận thức được các quyền và nghĩa vụ của bản thân.

Bên cạnh đó, trong công tác hòa giải ở cơ sở, việc nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở là rất cần thiết. Vì công tác hòa giải ở cơ sở đã góp phần hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài; tạo thành điểm nóng trong cộng đồng dân cư, nhằm đảm bảo ANTT ở địa phương./.

Đặng Ngọc Nam